- Trả tự do cho 4 nữ tiếp viên trong vụ phát hiện gần 11,5kg ma túy tại sân bay Tân Sơn Nhất
- Sau vụ 4 tiếp viên ‘xách’ ma túy: Hàng ‘xách tay’ có phải hàng nhập lậu, khai báo ra sao?
Tạm giữ hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã – luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.
Theo Khoản 1, Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
Ma túy vận chuyển qua đường hàng không bị thu giữ |
Như vậy, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
Mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giữ là nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc hành vi cản trở việc điều tra của người bị nghi là thực hiện hành vi phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền đủ thời gian để xác định tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để từ đó có thể quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc các quyết định pháp lý cần thiết.
Về thời hạn tạm giữ, Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Như vậy, tổng thời gian tạm giữ tối đa là không quá 9 ngày.
Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Cũng theo lutaaj sư Hồng Vân, hết thời hạn trên, người bị tạm giữ sẽ được trả tự do trong trường hợp: Khi Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ nếu xét thấy việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ không cần thiết hoặc không có căn cứ;
Cơ quan điều tra hủy bỏ biện pháp tạm giữ khi thấy không cần thiết; Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra;
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ (khoản 3 Điều 118 BLTTHS);
Trường hợp đã khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam thì cơ sở giam giữ trả tự do cho người bị giam giữ.
Bên cạnh đó, người bị tạm giữ hình sự được trả tự do khi việc tạm giữ không có căn cứ và trái pháp luật (điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức VKSND).