Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
Đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; Đồng chí Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Đồng chí Đỗ Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Đồng chí Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đồng chí Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đồng chí Lê Sỹ Bảy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Đồng chí Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các đồng chí đại diện cho lãnh đạo: Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng. Các đồng chí là lãnh đạo Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo – Bộ Công an, Cục An ninh chính trị nội bộ – Bộ Công an.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị. |
Tại các điểm cầu, dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Phước, Bạc Liêu, Long An và Vĩnh Long.
Các đồng chí Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.
Dự và chủ trì Hội nghị có 8 đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; 21 đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; 41 đồng chí Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Hội nghị có các đồng chí là đại diện các sở, ban, ngành và lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng; ông Nguyễn Hữu Độ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương và điểm cầu các tỉnh, thành phố có các đồng chí chủ tịch hội đồng đại học, hội đồng trường, các đồng chí giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Đến dự và đưa tin về Hội nghị có phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu trung ương tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội; các điểm cầu địa phương đặt tại 63 tỉnh/thành phố.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Năm học 2022 – 2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những thuận lợi, khó khăn đan xen, trong đó xuất hiện nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo.
Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi về chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, cả nước vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn kép do hậu quả của đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực.
Đồng thời, năm học 2022 – 2023 là thời điểm đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; là năm thứ mười ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 – 2023, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trước đó, trong 2 ngày (20, 21/7), tại Nghệ An, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT năm 2023. Ngoài phiên toàn thể, các hội nghị tổng kết cấp học mầm non, tiểu học, trung học, thường xuyên cũng được tổ chức.
Sóc Trăng: Đảm bảo điều kiện triển khai Chương trình mới
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại tỉnh Sóc Trăng có ông Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Châu Tuấn Hồng – Giám đốc sở GD&ĐT cùng các Phó Giám đốc; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh; Công đoàn ngành Giáo dục; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, năm học 2022 – 2023 quy mô, mạng lưới giáo dục các cấp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn và tập trung, đáp ứng nhu cầu học tập. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả, đạt chỉ tiêu đề ra.
Chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học tiếp tục được giữ vững thành tích, đa số các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cách đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Phong trào học sinh giỏi và khoa học kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tiếp tục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức đa đạng.
Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2023 – 2024, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, trường học tập trung rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, ưu tiên các hạng mục công trình, như: phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch… bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp – an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018.
Năm học 2023 – 2024, toàn tỉnh có khoảng 5.930 phòng học kiên cố ở các cấp học, tăng 377 phòng so với năm học trước. Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 379/461 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 82,21% (đạt 99% kế hoạch năm 2023).
Xuân Lương – Quốc Ngữ