Kiên quyết xử lý triệt để tình trạng vi phạm nồng độ cồn

Thượng tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục CSGT đã chia sẻ về tình trạng gia tăng vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và phương hướng giải quyết triệt để vấn nạn này…

PV: Ông có thể nói rõ hơn tình hình gia tăng vi phạm nồng độ cồn được không ạ? Nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp nhiều lần mức vi phạm nồng độ cồn tối đa cho phép đúng không ạ?

Đồng chí Thượng tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục CSGT.

Năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách và vui chơi, giải trí, du lịch đã trở lại bình thường, kéo theo đó là việc sử dụng rượu bia và vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện đang có dấu hiệu gia tăng.

Minh chứng cho vấn đề này là năm 2022, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý trên 300 nghìn. trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm khoảng 11 % trên tổng số các trường hợp vi phạm TTATGT đã được phát hiện và xử lý, một con số thực sự rất đáng báo động về tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện hiện nay, cân được các cơ quan, ban ngành, địa phương và toàn xã hội vào cuộc đồng bộ để giải quyết tình trạng này.

PV: Nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp nhiều lần mức vi phạm nồng độ cồn tối đa cho phép đúng không ạ?

Đúng là như vậy, qua tổng hợp của lực lượng Cảnh sát giao thông thì số lượng các trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 3 (mức tối đa: trên 0,4 mg/1 lít khí thở theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123 năm 2021 của Chính phủ) chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp vi phạm nồng độ cồn được phát hiện, xử lý.

Với mức nồng độ cồn trong hơi thở cao hơn 0,4 mg/1 lít khí thở, khi đó tinh thần, hành vi của người điều khiển phương tiện sẽ không còn tỉnh táo để nhận biết và xử lý chính xác các tình huống giao thông, khi đó nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn, nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng là rất cao.

PV: Việc xử phạt có gặp những khó khăn gì, khi mà đối tượng say rượu thì thường không làm chủ được hành vi của mình?

Việc người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ côn, say rượu, bia dẫn đến không kiểm soát được tinh thần, hành vi đã kéo theo nhiều vi phạm khác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh vượt sai quy định; không chấp hành tín hiệu giao thông, đi vào đường ngược chiều….

Lực lượng CSGT kiểm soát nồng độ cồn đối với các lái xe vi phạm.

Việc không kiểm soát được tinh thần, hành vi cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp vi phạm, đối tượng có hành vi cản trở, chống đối, không hợp tác, không chịu đo nồng độ cồn khi được yêu cầu kiểm tra, xử lý, gây khó khăn cho lực lượng chức năng, thường mất nhiều thời gian mới xử lý được một trường hợp.

PV: Các nhà hàng, quán nhậu có phối hợp với lực lượng cảnh sát không, hay gây khó khăn để tiếp tay cho các thượng khách đến nhậu tại quán mình?

Lực lượng CSGT rất cần sự đồng lòng, ủng hộ từ người dân, nhất là sự thể hiện trách nhiệm từ các chủ nhà hàng, quán nhậu, điểm kinh doanh có bán rượu, bia để giảm tối đa tai nạn giao thông do bia, rượu gây ra.

Mỗi nhà hàng, quán nhậu, ngoài việc kinh doanh thu lợi nhuận, cũng cần vận động, nhắc nhở khách hàng không điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu, bia mà nên sử dụng các phương tiện công cộng như: Thuê xe ôm, xe buýt, taxi hoặc nhờ người thân đưa về, đó cũng là trách nhiệm của nhà hàng, quán nhậu với cộng đồng và cũng là một cách phòng ngừa tai nạn khi đã uống rượu, bia có hiệu quả.

Lực lượng CSGT tuyên truyền tại các nhà hàng, quán ăn…

PV: Việt Nam đã có quy định mức xử phạt khá cao so với thu nhập của người dân, nhưng tại sao tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia vẫn chưa chuyển biến đáng kể?

Vâng đúng là như vậy, người dân Việt Nam với thói quen sử dụng rượu, bia trong giao tiếp, sinh hoạt đang diễn ra phổ biến từ nông thôn đến thành thị, nhất là trong các dịp lễ, Tết, hiếu hỉ, liên hoan…, cộng với ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia diễn ra phổ biến.

Một số người mặc dù biết được tác hại của rượu, bia khi điều khiển phương tiện, biết được chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quá nồng độ cồn khi lái xe nhưng vẫn cố tình vi phạm vì chủ quan cho rằng vẫn làm chủ được hành vi, làm chủ được tay lái.

PV: Một số chuyên gia cho rằng cần ứng dụng công nghệ trong việc làm cơ sở để cơ quan chức năng xử lý. VD: Các quán rượu bia có thể lắp camera giám sát. Ông nghĩ gì về giải pháp này?

Các giải pháp ứng dụng công nghệ, sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn để phát hiện vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện đã được lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng trong nhiều năm nay, để đảm bảo các chứng cứ pháp lý định lượng mức vi phạm. Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề này, là mỗi người dân khi tham gia giao thông cần tự giác chấp hành pháp luật, với một thông điệp là đã uống rượu bia thì không lái xe.

PV: Cũng có ý kiến cho rằng cần sửa đổi luật theo hướng khi lái xe vi phạm nồng độ cồn có thể tước giấy phép lái xe vĩnh viễn, tịch thu phương tiện và bắt lao động công ích. Thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Đây có phải là giải pháp cần thiết không?

Kiên quyết xử lý các lái xe vi phạm nồng độ cồn.

Đây là những ý kiến đóng góp thể hiện sự tâm huyết đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tâm huyết đối với sự an toàn của người dân và của xã hội cần được các cơ quan chức năng trân trọng ghi nhận và nghiên cứu trong quá trình sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật.

Tôi cho rằng với mỗi chính sách pháp luật đưa ra liên quan đến quyền của công dân như tước giấy phép lái xe vĩnh viễn, tịch thu phương tiện và bắt lao động công ích, thậm chí có thể bị xử lý hình sự như câu hỏi mà bạn đặt ra, đều phải được nghiên cứu, đánh giá, tổng kết một cách thấu đáo từ thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tinh thần nhân văn, nhân dạo trong quan điểm xây dựng pháp luật của Nhà nước ta và tham khảo các kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này.

PV: Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ nay đến trong và sau Tết nguyên đán, lực lượng cảnh sát sẽ có các giải pháp nào?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, từ ngày 15/11/2022. lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT, TTXH dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội đầu xuân 2023; huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, nhất là tập trung cao độ xử lý đối tượng xe ô tô khách, xe ô tô chở hàng quá tải, quá khổ, vi phạm nồng độ cồn, ma túy, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định…; cùng với đó là phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật giao thông.

Mỗi Cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ phải với tinh thần phục vụ nhân dân, bảo vệ an toàn cho người dân và lấy sự an toàn của đầu địa bàn người dân khi tham gia giao thông là mục tiêu hàng đầu.

Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ trên tuyến địa bàn quản lý.

PV: Thực tế việc ra quân tăng cường xử lý mới chỉ giải quyết được phần ngọn, do đó để tránh tình trạng “đến hẹn lại lên”, các giải pháp tuyên truyền sẽ được triển khai thế nào?

Tuyên truyền, ký cam kết đối với các chủ hộ kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Đúng vậy ngoài việc ra quân tăng cường xử lý vi phạm, chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật giao thông, chú trọng đổi mới hình thức, nội dung phong phú hơn, sử dụng công nghệ số, đẩy mạnh tuyên truyền thông qua mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook, Youtube…) để các quy định của pháp luật, thông tin về an toàn giao thông đến được với đông đảo quần chúng nhân dân, qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông.

Lực lượng CSGT cần đổi mới tư duy, nhận thức phương pháp tiếp cận trong công tác, lấy người dân làm chủ thể, trung tâm, mục tiêu, nguồn lực. Lấy sự an toàn toàn của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

PV: Ông có thông điệp gì muốn gửi tới người dân trong đợt cao điểm trong đợt ra quân này không?

An toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình. Vì tính mạng, sức khỏe bản thân và những người xung quanh, chúng tôi hy vọng mỗi Ca nhân khi tham gia giao thông đều ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành quy định an toà giao thông, từ đó tình hình trật tự, an toàn giao thông ổn định, tai nạn giao thông giản sẽ không có nhiều gia đình phải đau khổ vì hậu quả của tai nạn giao thông, chỉ số toàn khi tham gia giao thông của người dân được gia tăng, tình hình trật tự, an toàn gi thông ngày càng được cải thiện thay đổi theo hướng tích cực…

BBT/nguồn.trang tin dtcsgt